Search

Jan 12, 2016

BoardGame Dixit (game kể chuyện - suy luận)

Dixit: 84 lá bài hình ảnh.
Số người chơi:  >=3 người
Chuẩn bị: Chia mỗi người 6 lá bài. Tất cả người chơi sẽ chơi theo vòng.

1. Mỗi người chơi sẽ lần lượt là người kể chuyện trong mỗi vòng chơi
Người kể chuyện sẽ xem xét 6 lá bài trên tay và chọn 1 lá. Người kể chuyện sẽ suy nghĩ về điều mình sắp nói, và sau đó nói to cho mọi người cùng nghe (chú ý không để cho người chơi khác biết được lá bài mình đã chọn)
Lời của người kể chuyện có thể là một hoặc vài từ gợi ý, hay chỉ đơn giản là một từ tượng thanh. Đó cũng có thể là trích dẫn 1 hay 2 câu của một bài thơ hoặc một bài hát, tực đề một bộ phim hoặc một câu tục ngữ…

2. Chọn lá bài đưa cho Người kể chuyện
Những người chơi khác chọn từ 6 lá bài trên tay mình 1 lá bài mà họ cảm thấy nó giống nhất với những gì Người kể chuyện đã nói. Sau đó mỗi người đưa lá bài của mình cho người kể chuyện mà không để những người chơi khác nhìn thấy bài của mình. Người kể chuyện sẽ xào những lá bài của người chơi khác vừa đưa chung với lá bài của mình, sau đó đặt từng lá bài một cách ngẫu nhiên vào các vị trí được đánh số từ 1 tới 12 trên bảng tính điểm.

3. Tìm kiếm lá bài của Người kể chuyện: bằng cách bình chọn
Mục tiêu của những người chơi là tìm ra lá bài nào của Người kể chuyện trong số những lá bài vừa được mở ra.

Với 7 người chơi trở lên, mỗi người chơi có thể bình chọn cho 2 lá bài để tăng cơ hội chiến thắng của mình. Họ sẽ sử dụng thanh chọn thứ 2 đặt vào bảng chọn

4. Cách tính điểm
+ Nếu tất cả người chơi hoặc không có ai tìm được đúng lá bài của Người kể chuyện, Người kể chuyện sẽ không ghi được điểm nào và mỗi người chơi còn lại sẽ được cộng 2 điểm.
+ Trong những trường hợp khác, Người kể chuyện và những người chơi tìm đúng lá bài của Người kể chuyện sẽ ghi được 3 điểm.
+ Những người chơi khác (ngoại trừ Người kể chuyện - sẽ ghi được 1 điểm cho mỗi người bình chọn cho lá bài của mình, tối đa được 3 điểm cộng).
+ Cách tính điểm dành cho 7 người chơi trở lên
Cách tính điểm tương tự như cách tính điểm dành cho 3-6 người chơi
Người chơi được cộng thêm 1 điểm nếu chọn đúng lá bài của Người kể chuyện

5. Kết thúc lượt chơi
Mổi người chơi được rút thêm 1 lá bài để số lá bài sau mỗi lượt kể chuyện vẫn là 6 lá bài. Nếu không còn đủ bài để rút thêm thì những lá bài bị bỏ sẽ được xáo lại để tạo nên một chồng bài rút mới.

6. Kết thúc game
Trò chơi kết thúc khi có người cán mốc 30 điểm. Người chơi cao điểm nhất sẽ chiến thắng.

Luật cho 3 Người chơi
Mỗi người chơi sẽ có 7 lá bài thay vì 6 lá. Mỗi người chơi còn lại (ngoại trừ Người kể chuyện) sẽ phải đưa cho người kể chuyện 2 lá bài (thay vì 1 lá). Bằng cách này, mỗi lượt sẽ luôn có 5 lá bài được lật ra, và người chơi sẽ phải chọn ra lá bài của Người kể chuyện trong số này.

Jan 11, 2016

Các câu đố suy luận + hại não + rèn tư duy

==== Suy luận + hack não
1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà một màu khác nhau.
2. Trong mỗi nhà có một cô gái ở, mỗi người có quốc tịch khác nhau.
3. Mỗi người thích uống một loại nước khác nhau, đồ ăn khác nhau và nuôi một loài vật khác nhau trong nhà của mình.

Câu hỏi đặt ra là: Ai nuôi cá ?

Biết rằng:
a. Cô gái người Anh sống trong nhà màu đỏ.
b. Người Thuỵ điển nuôi chó.
c. Người Đan mạch thích uống chè.
d. Người Đức ăn xúc xích.
e. Người Nauy sống trong ngôi nhà đầu tiên.
f. Người sống trong nhà xanh thích uống cà phê.
g. Người ăn hamburger thích uống bia.
h. Người sống trong nhà vàng ăn gà rán.
i. Người chơi game nuôi vẹt trong nhà của mình.
j. Người sống trong ngôi nhà ở chính giữa thích uống sữa.
k. Người thích bóng đá sống bên cạnh người nuôi mèo.
l. Người hàng xóm của người thích bóng đá quen uống nước.
m. Người ăn gà rán sống bên cạnh người nuôi ngựa.
n. Ngôi nhà của người Nauy nằm bên cạnh nhà màu tím.
o. Ngôi nhà màu xanh nằm kế và bên trái (phía trước) nhà màu trắng.

> Xem gợi ý. Trả lời:

- Từ giả thiết e ta có: nhà 1 - cô gái người Nauy
- Từ giả thiết j ta có: nhà 3 - cô gái thích uống sữa
- Từ giả thiết n ta có: nhà 2 - màu tím

* Do ngôi nhà màu xanh nằm ngay trước nhà màu trắng (giả thiết o) nên nhà 1 không thể là nhà màu xanh hay trắng, vậy nhà 1 màu vàng. Từ giả thiết h suy ra người ở nhà 1 thích ăn gà rán, theo giả thiết m ta có nhà 2 nuôi ngựa.

* Như vậy, nhà màu xanh có thể là nhà 3 hoặc 4 tương đương nhà màu trắng là nhà 4 hoặc 5

* Xét: nhà 3 màu xanh, nhà 4 màu trắng. Theo giả thiết f thì người ở nhà 3 phải thích uống cà phê, trái với giả thiết j.

Vậy: nhà 4 màu xanh và uống cà phê, nhà 5 màu trắng, nhà 3 màu đỏ. Từ giả thiết a thu được người Anh sống trong nhà 3.

Lúc này ta đã có các thông tin sau:

* Nhà 1: người Nauy, màu vàng, ăn gà rán.
* Nhà 2: màu tím, nuôi ngựa
* Nhà 3: người Anh, màu đỏ, uống sữa
* Nhà 4: màu xanh, uống cà phê
* Nhà 5: màu trắng
* Từ l, k: người thích bóng đá có thể ở nhà 2, nhà 3, nhà 4.

+ TH1: Người thích bóng đá ở nhà 2, từ l và các thông tin đã có suy ra nhà 1: uống nước.
* Từ k ta có nhà 1 hoặc nhà 3 nuôi mèo. Giả sử nhà 1 nuôi mèo, vậy nhà 3 nuôi vẹt hoặc chó. Theo b: người Thụy Điển nuôi chó, mà người sống trong nhà 3 là người Anh => nhà 3 nuôi vẹt.

* Theo i ta có nhà 3 chơi game. Theo g => nhà 5: ăn hamburger và uống bia, còn lại nhà 2 thích uống chè => nhà 2: người Đan Mạch. Còn lại nhà 4: người Đức, ăn xúc xích. Lúc này ta có:

Nhà 1: Cô gái người Na uy, màu vàng, ăn gà rán, uống nước, nuôi mèo
Nhà 2: Người Đan Mạch, màu tím, thích bóng đá, uống chè, nuôi ngựa
Nhà 3: Người Anh, màu đỏ, chơi game, uống sữa, nuôi vẹt
Nhà 4: Người Đức, màu xanh, ăn xúc xích, uống cà phê.
Nhà 5: Người Thụy Điển, màu trắng, ăn hamburger, uống bia, nuôi chó

=> Cô gái người Đức chưa nuôi con vật nào nên người Đức sẽ là người nuôi cá.
====================